Phượng vĩ – loài hoa gắn liền với kỷ niệm thời học sinh

Phượng vĩ 

loài hoa gắn liền với kỷ niệm thời học sinh

▂ ▃ ▅ ▆ █☆★█ ▆ ▅ ▃ ▂

 

 Ý nghĩa hoa phượng (hoa phượng vỹ)

Khi những cành hoa phượng nở lác đác vài bông hoa là lúc mùa hè gõ cửa. Đến lúc mùa hoa phượng nở rộ là mùa thi đến, năm học cũ khép lại và mở ra kỳ nghỉ hè với nhiều kỷ niệm. Hoa phương gắn liền với kỷ niệm buồn vui tuổi học trò, hình ảnh nhánh hoa phượng gắn vào giỏ xe, hoa phượng cài tóc hoặc ép vào vở... là những hình ảnh thanh xuân đẹp đẽ nhất của đời học sinh.

Đặc điểm cây phượng vĩ

Cây phượng vĩ còn được gọi với nhiều tên khác là phượng hồng, xoan tây, cây kim hoàng hoặc cây điệp tây.

Nguồn gốc của cây phượng từ những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây phượng đầu tiên được tìm thấy ở miền tây Madagascar. Sau đó, cây phượng được nhân giống và trồng ở nhiều quốc gia, Việt Nam là một trong những vùng đất có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cây phượng.

Cây phượng vĩ là loại cây thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm. Mỗi cây có chiều cao trung bình tầm 20-25m. Thân cây hoa phượng được phân thành nhiều nhánh.

Cây phượng vĩ nở rộ thật đẹp đẽ

Cây phượng vĩ nở rộ thật đẹp đẽ

Lá của cây phượng vĩ là loại lá kép long chim, tương tự như lá me. Lá có chiều dài tầm 40-45cm. So với các loại lá khác thì lá cây phượng mọc rậm rạp trải khắp cây nên cây phượng cho bóng mát rộng.

Hoa của cây phượng có nhiều loại, bao gồm hoa phượng đỏ, hoa phượng tím, cây hoa phượng vàng... Tuy nhiên, hoa phượng vĩ đỏ là phổ biến nhất. Cây phượng tím chỉ được trồng thử nghiệm ở Đà Lạt. Hoa phượng có cánh to và đẹp, mọc thành từng chùm tập trung ở ngọn. Nếu bạn băn khoăn hoa phượng có mấy cánh thì câu trả lời là có có 5 cánh, gồm 4 cánh hoa tỏa rộng màu đỏ bên ngoài và 1 cánh mọc thẳng bên trong. Cánh hoa bên trong có kích thước lớn hơn 4 cánh bên ngoài và có màu lốm đốm trắng hoặc vàng.

Không chỉ đẹp mà hoa phượng còn có mùi thơm nhẹ, mỗi mùa hoa phượng nở cả không gian thoang thoảng mùi thơm làm tâm hồn thêm dịu nhẹ.

Rễ của cây phượng thuộc loại rễ chùm cắm sâu xuống lòng đất, tiếp với mạch nước nguồn nên hoa phượng sinh trưởng tốt, có thể chịu được khô hạn. Ở những vùng nắng gắt và vùng đất ngập mặn cây phượng vẫn có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Hoa phượng nở thành chùm thật đẹp

Hoa phượng nở thành chùm thật đẹp

Cây hoa phượng là loại cây có quả, hình dáng quả phượng như quả đậu dài tới 60cm, bản rộng tầm 5cm. Bên trong mỗi quả phượng có các hạt nhỏ tròn bằng hạt đậu đỗ, người ta dùng hạt của trái phượng để ươm giống cây con.

Hoa phượng tượng trưng cho tuổi học trò

Hoa phượng bắt đầu nở từ tháng 4 và đến tháng 6 là nở rộ. Đây là thời khắc nghỉ hè của học sinh, với những học sinh năm cuối cấp thì hình ảnh cây phượng gắn liền với nỗi buồn khi chia tay bạn bè, thầy cô để bước tiếp chặng đường phía trước. Đây cũng chính là lý do hình ảnh cây phượng, lá phượng và hoa phượng được ép vào những cuốn nhật kí với những lời chia tay đẫm nước mắt.

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Hoa phượng là biểu tượng của tình yêu học trò thơ ngây và e ấp. Tình yêu thuở ấy dù chỉ đơn giản là ánh mắt đượm tình, cái nắm tay, nụ hôn má vụng dại cũng đủ làm người ta khắc lên một nỗi nhớ dài đăng đẵng suốt đời người. Và khi có dịp trở lại mái trường, ngồi lại hàng ghế đá năm xưa dưới bóng cây phượng đỏ, ngắm nhìn hoa phượng rơi ta lại nhớ tình yêu thơ ngây đó một cách da diết.

Hình ảnh cây hoa phượng còn gắn liền với tình bạn đẹp đẽ. Dưới tán cây phượng đó là cả một khung trời kỷ niệm, những buồn vui thời cắp sách tới trường, những kỳ thi kéo dài, những tiếng cười rộn vang làm xốn xao con tim. Chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta, ký ức thanh xuân gắn liền với hình ảnh của cây phượng, hoa phượng thời học trò là ký ức đẹp đẽ nhất.

Ghim trên 1. Ao Dai

Công dụng cây hoa phượng

Không chỉ đẹp mà cây hoa phượng vĩ còn mang đến nhiều công dụng trong cuộc sống. Trong dân gian, người ta thường dùng rễ và vỏ thân cây phượng để bào chế nên thuốc hạ nhiệt, trị sốt vô cùng hiệu quả.  Đặc biệt, đặc biệt vỏ cây phượng phơi khô và sắc lấy nước uống dùng để điều trị các bệnh như sốt rét, tê thấp, đầy bụng. Với những người có chứng tăng huyết áp thì uống nước sắc vỏ cây phượng sẽ giảm huyết áp hiệu quả.

Cây hoa phượng mang nhiều công dụng trong cuộc sống

Cây hoa phượng mang nhiều công dụng trong cuộc sống

Không những thế, tinh dầu trong vỏ và hoa phượng được dùng để xoa bóp để làm giảm căng thẳng cơ bắp. Tinh dầu hoa phượng còn làm thư giãn tinh thần, xua tan đi những mệt mỏi và căng thẳng của ngày dài.

Hình ảnh đẹp đẽ và rực rỡ của hoa phượng

hình ảnh hoa phượng

Hoa phượng nở đỏ rực vào mùa hè

Dưới tán cây hoa phượng là cả một khung trời kỉ niệm

Dưới tán cây hoa phượng là cả một khung trời kỉ niệm

Hình ảnh hoa phượng gắn với thời thanh xuân đẹp đẽ

Hình ảnh hoa phượng gắn với thời thanh xuân đẹp đẽ

Hoa phượng nở rộ khoe sắc cả khung trời

Hoa phượng nở rộ khoe sắc cả khung trời

Con đường rộp bóng hoa phượng nở

Con đường rợp bóng hoa phượng nở

Ngoài phượng đỏ còn có phượng tím

Ngoài phượng đỏ còn có phượng tím

Phượng tím làm xao xuyến lòng ai

Phượng tím làm xao xuyến lòng ai

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi về hoa phượng đã giúp các bạn xuôi về miền kí ức gọi hè, gọi những giấc mơ, những kí ức đẹp đẽ thời học sinh năm ấy trở về. 

 ********

Phượng vĩ – Mùa hoa kỷ niệm

 

 Nói lời phượng xa - Cà Phê Thứ Bảy

      Không biết đã bao nhiêu mùa hoa phượng như thế và cũng không biết bao nhiêu lứa học trò đã mãi chia xa. Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp, họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng và nuối tiếc, một cái sợ đến vô hồn…
Hè về, phượng nở đỏ thắm các con đường, góc phố, sáng rực một góc trời. Cái khoảng xanh lục của lá non và màu xanh biếc của bầu trời lại được điểm xuyết thêm màu hoa phượng đỏ.

Những ngày này, Hà Nội như trẻ trung hơn bởi sắc màu của “hoa đường phố” báo hiệu hè đã về - đó là mùa hè của Hà Nội cổ kính. Hoa phượng không phải là “đặc quyền” của riêng thành phố Hải Phòng, nó còn là vẻ đẹp của Hà Nội và những miền quê khác.

Những chùm phượng và tiếng ve kêu râm ran, cả cánh hoa ép trong cuốn sổ lưu bút có dần trở thành cổ tích? Hoa phượng gắn với sự lưu luyến chia tay và những ngày nghỉ hè cũng đang đến. Cùng với sắc đỏ mênh mang ấy là biết bao dự cảm thật nhẹ nhàng, êm dịu.


 Cô học trò nhỏ sớm nay chợt giật mình: “Phượng nở rồi sao?”, phượng nở nghĩa là hạ sang, đó là cái chân lý giản đơn của tuổi học trò đầy mơ mộng. Hoa phượng trở thành biểu tượng của nỗi niềm lưu luyến, mang sắc màu của những buổi hoàng hôn đỏ thắm như tia lửa của tình yêu thương. Mà không yêu thương sao được khi nó báo hiệu cho người ta biết rằng “sắp phải xa nhau”.

Có ai hiểu tại sao phượng nở là chia tay, sao tuổi học trò lại yêu hoa phượng? Hình bóng thầy cô, bạn bè cứ trải dài theo những trang sách nhỏ, bên tấm bảng đen, và trên cả những buổi sớm mai như thế với màu hoa đỏ lốm đốm in trên bầu trời, trong khoảng sân trường vắng lặng ươm đầy hoa nắng.

Không biết đã bao nhiêu mùa hoa như thế và cũng không biết bao nhiêu lứa học trò đã mãi chia xa. Cánh phượng hồng bất chợt rơi, khẽ chạm vào nụ cười của những cô cậu học trò cuối cấp, họ nhìn theo, một thoáng ngơ ngác, bâng khuâng và nuối tiếc, một cái sợ đến vô hồn…
 

 
Nhờ những cánh hoa đỏ thắm ấy, con người mới biết rằng họ còn rất ít thời gian bên nhau, bên thầy cô, bạn bè, và bên mái trường yêu dấu, để họ có thể dành chút thời giờ nhỏ nhoi ấy trao cho nhau cái siết tay ân cần, chia sẻ cho nhau niềm tin, ước mơ... và đôi khi, chỉ đơn giản là một nụ cười thân ái, chan chứa yêu thương.

Phượng cũng giống như học trò, cũng không muốn chia tay, cũng không muốn ở lại một mình giữa sân trường vắng lặng, phượng cũng cô đơn lắm! Khi  những chiếc cặp sách đã lần lượt ra về, hoa phượng ở lại, nhìn theo, dường như cũng có chút buồn, chút nhớ.
 
Vui Buồn Nghe Khúc Nhạc Hè - Tâm Minh Ngô Tằng Giao 
 
Phượng tự hỏi lòng rằng tại sao mình lại mang đến cái buồn nhẹ nhàng mà dai dẳng cho những tâm hồn trong sáng và hồn nhiên đến thế? Bởi hoa phượng không chỉ đẹp, hoa phượng còn là tuổi thơ, là kỷ niệm, là những ngày tháng không phai dưới mái trường của tuổi học trò.

Liệu có ai hiểu được phượng chăng? Cô bé học trò mỗi sáng đến bên gốc phượng già, nhặt từng cánh phượng rơi để xếp thành những cánh bướm mà vào cái ngày xa xưa cô vẫn cùng đứa bạn thân làm như vậy.

Cô cũng không thích mùa hạ, bởi hạ đến, cô phải rời xa người bạn thân ấy, mất đi những ngày tháng xa xưa tươi đẹp ở ngôi trường cũ, và mùa hoa phượng này, hạ lại lấy đi của cô một người cũng rất quan trọng…, mà biết đâu cả thời gian dài sau này, cô sẽ không còn có thể gặp lại.
 
 Hoa phượng và tuổi học trò | Vuong Nguyen Euro | Flickr

Mùa hạ thường đến bằng mùa thi, cùng với những nhánh phượng vỹ đỏ ối lấp ló báo hiệu ngày chia tay. Cùng với màu đỏ rực ấy là những hàng lưu bút và món quà lưu niệm tặng nhau của những cô cậu học trò.

Phượng vỹ là nhân chứng cho những tình yêu lãng mạn, mơ mộng, vu vơ của thời áo trắng, và còn nhiều nữa…Có phải vì thế mà phượng vỹ còn có cái tên Hoa Học Trò ?

Phượng vỹ nở rất lâu, mùa phượng thường kéo dài từ tháng năm đầu mùa hạ, cho đến tháng chín cuối mùa, chống chọi với những cơn bão vùng nhiệt đới, phượng vỹ chứng minh sự kiên cường của mình. Sự bền bỉ của cây phượng đã qua bao năm tháng, dù trụi cành giữa mùa đông nhưng xanh tươi trong những tháng ngày còn lại, tán lá xanh um mở rộng như chiếc dù che nắng, che mưa.

 Mùa hoa phượng nở | baoninhbinh.org.vn
 

Mỗi mùa phượng vỹ nở rộ là mỗi lần nao nao, thổn thức nhớ về một mùa phượng của riêng mình. Cũng có lẽ vì vẻ đẹp của phượng vỹ mà biết bao nhà văn, nhà thơ, hoa sĩ và nhạc sĩ đã viết nên những mẩu truyện, bài thơ, hoạ bao bức tranh, và nhất là phối âm những bản nhạc riêng cho phượng vỹ.

Biết bao người ra về mà về sau lưng còn lại những vần thơ hòa lẫn trong bóng nắng:
 
“Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

Tuổi chẳng ai hay thầm lặng mối tình đầu
 
 
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – Người xưa biết đâu mà tìm…

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền

 

 

 

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – Người xưa biết đâu mà tìm…

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nỗi Buồn Hoa Phượng” (Thanh Sơn) – Người xưa biết đâu mà tìm…

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền

NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG - Nhạc & lời: Thanh Sơn

Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,
ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
phút gần gũi nhau mất rồi,
tạ từ là hết người ơi.

Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
biết ai còn nhớ đến ân tình không,
đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
những chiều hẹn nhau lúc đầu,
giờ như nước trôi qua cầu.

Giã biệt bạn lòng ơi,
thôi nay xa cách rồi,
kỷ niệm mình xin nhớ mãi.
buồn riêng một mình ai,
chờ mong từng đêm gối chiếc,
mối u hoài này anh có hay?

Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
cảm thông được nỗi vắng xa người thương,
màu hoa phượng thắm như máu con tim,
mỗi lần hè sang kỷ niệm,
người xưa biết đâu mà tìm.

************

 

Giai thoại tình khúc “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn…”

(Cao Vũ Huy Miên)

 Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Sơn hồi trẻ

Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Sơn hồi trẻ

Nhạc sĩ Thanh Sơn được công chúng yêu nhạc vàng xem là nhạc sĩ của ca khúc viết về tuổi học trò. Từ ca khúc đầu tay của ông là Tình Học Sinh, rồi đến Lưu Bút Ngày Xanh rất ăn khách, đều là những ca khúc hồi tưởng về một thời học sinh hoa mộng với những buổi tan trường chung lối, những dòng lưu bút nhiều lưu luyến. Thời gian sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm 1 số ca khúc khác về tình yêu tuổi học trò, đều rất phổ biến là Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, nhưng đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất vẫn là Nỗi Buồn Hoa Phượng.

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền
Nhạc sĩ Thanh Sơn được công chúng yêu nhạc vàng xem là nhạc sĩ của ca khúc viết về tuổi học trò. Từ ca khúc đầu tay của ông là Tình Học Sinh, rồi đến Lưu Bút Ngày Xanh rất ăn khách, đều là những ca khúc hồi tưởng về một thời học sinh hoa mộng với những buổi tan trường chung lối, những dòng lưu bút nhiều lưu luyến. Thời gian sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm 1 số ca khúc khác về tình yêu tuổi học trò, đều rất phổ biến là Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, nhưng đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất vẫn là Nỗi Buồn Hoa Phượng.

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền
Nhạc sĩ Thanh Sơn được công chúng yêu nhạc vàng xem là nhạc sĩ của ca khúc viết về tuổi học trò. Từ ca khúc đầu tay của ông là Tình Học Sinh, rồi đến Lưu Bút Ngày Xanh rất ăn khách, đều là những ca khúc hồi tưởng về một thời học sinh hoa mộng với những buổi tan trường chung lối, những dòng lưu bút nhiều lưu luyến. Thời gian sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm 1 số ca khúc khác về tình yêu tuổi học trò, đều rất phổ biến là Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, nhưng đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất vẫn là Nỗi Buồn Hoa Phượng. Ca khúc này được sáng tác vào năm 1963, khi nhạc sĩ Thanh Sơn đã 25 tuổi, để hồi tưởng lại mối tình đầu nhiều day dứt thời học sinh. Quay ngược thời gian trở về năm 1951, khi đó Thanh Sơn còn là một cậu bé 13 tuổi tên thật là Lê Văn Thiện, theo học trường trung học Hoàng Diệu ở quê nhà Sóc Trăng. Cùng lớp có cô bạn học mang tên rất đặc biệt là Nguyễn Thị Hoa Phượng, là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc ở Sóc Trăng. Thanh Sơn học chung với cô Hoa Phượng được 2 năm, họ phát sinh tình cảm học trò ngày càng thắm thiết. Nhưng đến mùa hè năm 1953, Hoa Phượng chia tay trường lớp, rời Sóc Trăng để theo gia đình về lại Sài Gòn vì cha của cô được điều chuyển công tác. Họ đã đến từ biệt nhau trên sân trường ngập màu phượng đỏ, lặng buồn nhìn nhau không nói nên lời. Thanh Sơn tỏ ý hỏi rằng chia tay rồi không biết làm sao có thể gặp lại được, cô Hoa Phượng đáp lại: “Mỗi năm đến mùa hoa phượng nở, anh nhìn hoa phượng anh sẽ nhớ tới em! Bởi tên em là Hoa Phượng mà” Đó là lần cuối cùng họ gặp nhau.

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bả
Nhạc sĩ Thanh Sơn được công chúng yêu nhạc vàng xem là nhạc sĩ của ca khúc viết về tuổi học trò. Từ ca khúc đầu tay của ông là Tình Học Sinh, rồi đến Lưu Bút Ngày Xanh rất ăn khách, đều là những ca khúc hồi tưởng về một thời học sinh hoa mộng với những buổi tan trường chung lối, những dòng lưu bút nhiều lưu luyến. Thời gian sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm 1 số ca khúc khác về tình yêu tuổi học trò, đều rất phổ biến là Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, nhưng đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất vẫn là Nỗi Buồn Hoa Phượng.

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyềnvv
Nhạc sĩ Thanh Sơn được công chúng yêu nhạc vàng xem là nhạc sĩ của ca khúc viết về tuổi học trò. Từ ca khúc đầu tay của ông là Tình Học Sinh, rồi đến Lưu Bút Ngày Xanh rất ăn khách, đều là những ca khúc hồi tưởng về một thời học sinh hoa mộng với những buổi tan trường chung lối, những dòng lưu bút nhiều lưu luyến. Thời gian sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm 1 số ca khúc khác về tình yêu tuổi học trò, đều rất phổ biến là Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, nhưng đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất vẫn là Nỗi Buồn Hoa Phượng. Ca khúc này được sáng tác vào năm 1963, khi nhạc sĩ Thanh Sơn đã 25 tuổi, để hồi tưởng lại mối tình đầu nhiều day dứt thời học sinh. Quay ngược thời gian trở về năm 1951, khi đó Thanh Sơn còn là một cậu bé 13 tuổi tên thật là Lê Văn Thiện, theo học trường trung học Hoàng Diệu ở quê nhà Sóc Trăng. Cùng lớp có cô bạn học mang tên rất đặc biệt là Nguyễn Thị Hoa Phượng, là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc ở Sóc Trăng. Thanh Sơn học chung với cô Hoa Phượng được 2 năm, họ phát sinh tình cảm học trò ngày càng thắm thiết. Nhưng đến mùa hè năm 1953, Hoa Phượng chia tay trường lớp, rời Sóc Trăng để theo gia đình về lại Sài Gòn vì cha của cô được điều chuyển công tác. Họ đã đến từ biệt nhau trên sân trường ngập màu phượng đỏ, lặng buồn nhìn nhau không nói nên lời. Thanh Sơn tỏ ý hỏi rằng chia tay rồi không biết làm sao có thể gặp lại được, cô Hoa Phượng đáp lại: “Mỗi năm đến mùa hoa phượng nở, anh nhìn hoa phượng anh sẽ nhớ tới em! Bởi tên em là Hoa Phượng mà” Đó là lần cuối cùng họ gặp nhau.

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyền
Nhạc sĩ Thanh Sơn được công chúng yêu nhạc vàng xem là nhạc sĩ của ca khúc viết về tuổi học trò. Từ ca khúc đầu tay của ông là Tình Học Sinh, rồi đến Lưu Bút Ngày Xanh rất ăn khách, đều là những ca khúc hồi tưởng về một thời học sinh hoa mộng với những buổi tan trường chung lối, những dòng lưu bút nhiều lưu luyến. Thời gian sau đó, nhạc sĩ Thanh Sơn viết thêm 1 số ca khúc khác về tình yêu tuổi học trò, đều rất phổ biến là Hạ Buồn, Ba Tháng Tạ Từ, Thương Ca Mùa Hạ, nhưng đỉnh cao nhất và nổi tiếng nhất vẫn là Nỗi Buồn Hoa Phượng. Ca khúc này được sáng tác vào năm 1963, khi nhạc sĩ Thanh Sơn đã 25 tuổi, để hồi tưởng lại mối tình đầu nhiều day dứt thời học sinh. Quay ngược thời gian trở về năm 1951, khi đó Thanh Sơn còn là một cậu bé 13 tuổi tên thật là Lê Văn Thiện, theo học trường trung học Hoàng Diệu ở quê nhà Sóc Trăng. Cùng lớp có cô bạn học mang tên rất đặc biệt là Nguyễn Thị Hoa Phượng, là con của một gia đình công chức từ Sài Gòn về làm việc ở Sóc Trăng. Thanh Sơn học chung với cô Hoa Phượng được 2 năm, họ phát sinh tình cảm học trò ngày càng thắm thiết. Nhưng đến mùa hè năm 1953, Hoa Phượng chia tay trường lớp, rời Sóc Trăng để theo gia đình về lại Sài Gòn vì cha của cô được điều chuyển công tác. Họ đã đến từ biệt nhau trên sân trường ngập màu phượng đỏ, lặng buồn nhìn nhau không nói nên lời. Thanh Sơn tỏ ý hỏi rằng chia tay rồi không biết làm sao có thể gặp lại được, cô Hoa Phượng đáp lại: “Mỗi năm đến mùa hoa phượng nở, anh nhìn hoa phượng anh sẽ nhớ tới em! Bởi tên em là Hoa Phượng mà” Đó là lần cuối cùng họ gặp nhau. Mối tình đầu mang nhiều day dứt đó được nhạc sĩ Thanh Sơn đưa vào ca khúc đầu tay là Tình Học Sinh năm 1960, khi ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác nhạc. Tiếp sau đó nhạc sĩ Thanh Sơn bắt đầu tạo được danh tiếng với ca khúc Lưu Bút Ngày Xanh, là bài hát bày tỏ nỗi lòng xao xuyến mỗi khi nhìn cánh phượng rơi. Tròn 10 năm sau ngày chia tay cô gái mang tên Hoa Phượng, vào mùa hè năm 1963, một lần tình cờ nhìn thấy hoa phượng nở đỏ rực, chàng nhạc sĩ nhớ lại người xưa và viết ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng. Ông tâm sự như sau: “Tôi tìm thấy cảm xúc bởi sắc màu đỏ thắm của hoa phượng mỗi khi hè về. Bài hát này tôi viết về một cuộc tình học trò rất đẹp. Lời chia tay của cô bạn gái cùng trường đã khiến tôi xao xuyến, bâng khuâng. Màu hoa phượng như những giọt máu đỏ tươi minh chứng một cuộc tình chung thủy… Bài hát lập tức được chấp nhận và mọi người yêu thích, làm động lực cho tôi chuyên tâm vào sáng tác. Có thể nói đó là “thời hoàng kim” của tôi, bởi tiền tác quyền lúc đó tôi nhận khoảng 6.000 đồng mỗi tháng. Nó không chỉ giúp gia đình tôi vượt qua nghèo khó mà sau đó tôi còn mua được nhà, xe… Nói một cách nào đó, “hoa phượng” là ân nhân của gia đình tôi”. Ca khúc Nỗi Buồn Hoa Phượng ra đời cùng lúc với sự xuất hiện của một giọng ca mới tươi mát đến từ Đà Lạt, đó là ca sĩ Thanh Tuyền. Khi giọng hát cao vút của cô cất lên lời bài hát Nỗi Buồn Hoa Phượng trên đài phát thanh Sài Gòn, cả ca sĩ lẫn ca khúc từ đó đã trở thành một hiện tượng. Bài hát có giai điệu dễ nghe, lời bài hát đơn giản nhưng dễ nhận được sự đồng cảm của đông đảo khán giả đại chúng, trở thành 1 trong những bài nhạc vàng nổi tiếng nhất trong hơn nửa thế kỷ qua. Trong sự nghiệp của mình, nhạc sĩ Thanh Sơn đã sáng tác khoảng 20 ca khúc về tuổi học trò. Ông cho biết rằng lúc mới bắt đầu con đường sáng tác, ông rất hoang mang không biết nên viết về chủ đề gì. Rồi ông chợt nhớ về tuổi học trò, quãng thời gian mộng mơ, đầy kỷ niệm và luôn đau đáu bởi vì “Tôi học hành không tới nơi tới chốn nên không thôi hoài niệm, nuối tiếc về nó”. Có một điều có lẽ ít người để ý đến, đó là trong tờ nhạc xuất bản năm 1966, bài này được ký tên là Thanh Sơn – Lê Dinh. Chi tiết này chưa từng được nhạc sĩ Thanh Sơn nhắc đến, có lẽ là lúc đó nhạc sĩ Thanh Sơn có nhờ đàn anh là Lê Dinh chỉnh sửa đôi chút, và đứng tên chung trong tờ nhạc, vì lúc đó Thanh Sơn chưa phải là một nhạc sĩ tên tuổi. Cũng có ít người biết rằng vào năm 1990, nhạc sĩ Thanh Sơn đã viết thêm lời 2 cho Nỗi Buồn Hoa Phượng. Ông viết cho riêng lòng mình, tặng riêng cho cô bạn có cái tên Hoa Phượng mà ông chưa có dịp gặp lại chứ không công bố rộng rãi. Mời các bạn nghe lại Nỗi Buồn Hoa Phượng cùng giọng hát Thanh Tuyền thu âm trước năm 1975: Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi phút gần gũi nhau mất rồi tạ từ là hết người ơi Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng. Biết ai còn nhớ đến ân tình không Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu Những chiều hẹn nhau lúc đầu giờ như nước trôi qua cầu. Giã biệt bạn lòng ơi! Thôi nay xa cách rồi kỷ niệm mình xin nhớ mãi. Buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc. Mối u hoài này ai có hay? Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn. Cảm thông được nỗi vắng xa người thương. Màu hoa phượng thắm như máu con tim, mỗi lần hè thêm kỷ niệm Người xưa biết đâu mà tìm Đông Kha Nguồn: nhacvangbolero.com

Bạn đang copy trái phép bài viết đã được bảo hộ bản quyền. Nếu bạn copy bài với mục đích cá nhân (phi lợi nhuận), vui lòng ghi rõ nguồn nhacvangbolero.com. Nếu copy sang website khác với mục đích MMO, bạn có thể bị report bản quyNhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của những ca khúc mang giai điệu buồn thương về tuổi học trò, mái trường, hoa phượng như: Lưu bút ngày xanh, Nỗi buồn hoa phượng, Thương ca mùa hạ, Nhật ký đời tôi, Mùa hoa anh đào, Hương tóc mạ non, Bài ngợi ca quê hương…

Nhạc sĩ Thanh Sơn, tác giả của những ca khúc mang giai điệu buồn thương về tuổi học trò, mái trường, hoa phượng như: Lưu bút ngày xanh, Nỗi buồn hoa phượng, Thương ca mùa hạ, Nhật ký đời tôi, Mùa hoa anh đào, Hương tóc mạ non, Bài ngợi ca quê hương…

Hầu hết ca khúc của ông đều mang âm hưởng dân ca Nam Bộ, lẫn một vài điệu thức của vọng cổ, cải lương như đã thấm đẫm trong tâm hồn ông. Nên vừa trữ tình vừa ngọt ngào, dễ hát, dễ thuộc và đặc biệt là dễ nhớ, vì trong nhạc có nhiều hình ảnh, kỷ niệm phù hợp với tâm tư, tình cảm bình thường của nhiều người. Đã có người ví, nhạc Thanh Sơn như chiếc xuồng quê đưa biết bao tâm hồn trở về với ký ức tuổi học trò, dòng sông, hàng dừa rủ bóng, cánh đồng đầy cò trắng, ngạt ngào hương mạ xanh rờn thắm đượm tình quê…

Có điều ít ai biết, trước khi trở thành nhạc sĩ, Thanh Sơn đã là ca sĩ. Số là vào năm 1959, từ quê nhà Sóc Trăng ông lên Sài Gòn giúp việc cho một gia đình. Vốn có giọng hát hay và từ lâu ôm ấp mộng làm ca sĩ. Một lần ông nghe radio và biết Đài Phát thanh Sài Gòn tổ chức tuyển lựa ca sĩ, ông ghi tên tham dự và đến ngày thi xin gia chủ cho mình nghỉ 2 giờ đồng hồ để đi thi. Sau một năm chờ đợi, ông nhận được thông báo mình đạt vị trí thủ khoa kỳ thi tuyển chọn đó. Và với kết quả này, ông đã được nhiều ban nhạc danh tiếng ở Sài Gòn lúc đó mời cộng tác. Từ đây, Thanh Sơn đã bước vào lĩnh vực ca hát của Sài Gòn hoa lệ, dần dà quen biết, gần gũi với những nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng như: Hoàng Thi Thơ, Hoàng Trọng, Lê Dinh, Minh Kỳ, Lam Phương, Duy Trác, Kim Tước, Mai Hương… Và về sau này, hai nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ và Lê Dinh đã khuyến khích và giúp đỡ ông rất nhiều trong bước đầu sáng tác.

Hoàn cảnh sáng tác ca khúc "Nỗi Buồn Hoa Phượng" (Thanh Sơn) - "Mỗi lần hè  thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm..."

Về hoàn cảnh ra đời của bài hát Nỗi buồn hoa phượng, ông kể: năm 13 tuổi, học trường Hoàng Diệu – Sóc Trăng, tôi chung lớp và quen với một cô gái khá dễ thương, có cái tên cũng khá lạ: Nguyễn Thị Hoa Phượng, con của một gia đình công chức từ Sài Gòn, biệt phái về làm việc tại Sóc Trăng. Ông hồi tưởng: “Thời gian gần gũi hơn một năm, tình cảm bắt đầu thân thiết, bỗng hè năm sau đó, Hoa Phượng đột ngột báo cho biết là gia đình được điều chuyển về lại Sài Gòn, nên cô tìm gặp tôi để chào từ biệt. Trong lúc vừa bất ngờ vừa buồn rười rượi, tôi hỏi xin địa chỉ để sau này liên lạc. Hoa Phượng cũng chỉ buồn bã nói trong nước mắt: “Tên em là Hoa Phượng, mỗi năm đến hè nhìn hoa phượng nở thì hãy nhớ đến em…”. Từ đó, chúng tôi bặt tin nhau.

Bẵng đi thời gian khá lâu, khi đã nổi tiếng ở Sài Gòn với nghệ danh nhạc sĩ Thanh Sơn, một ngày hè năm 1963, bất chợt trông thấy những cành phượng đỏ thắm khi ngang qua một sân trường, tôi bỗng nhớ lại lời của “người xưa” lúc chia tay… Và, vào một đêm hè oi bức, lòng đầy hoài niệm, tôi đã viết: Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương, Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi, Phút gần gũi nhau mất rồi, Tạ từ là hết người ơi…Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng, Biết ai còn nhớ đến ân tình không, Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu, Những chiều hẹn nhau lúc đầu, Giờ như nước trôi qua cầu…Giã biệt bạn lòng ơi, thôi nay xa cách rồi, kỷ niệm mình xin nhớ mãi, buồn riêng một mình ai, chờ mong từng đêm gối chiếc, mối u hoài nào ai có hay. Có ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,Cảm thông được nỗi vắng xa người thương, màu hoa phượng thắm như máu con tim, mỗi lần hè thêm kỷ niệm, người xưa biết đâu mà tìm…”. Bài hát sau đó được thu với giọng hát của ca sĩ Thanh Tuyền và rất được nhiều người, nhất là lứa tuổi học trò yêu thích.

Tiểu sử nhạc sĩ Thanh Sơn - Chợ Nhạc

Như đã nói, nhạc Thanh Sơn với giai điệu ngọt ngào, dễ thuộc, dễ hát nên đã có người vui tính đặt lời hát nhại theo một cách hài hước, như bài Mùa hoa anh đào: Mùa xuân sang có hoa anh đào, Mùa hè sang có hoa đào anh, Mùa thu sang có hoa anh đào, Mùa đông sang cũng có hoa anh đào, Vậy cả năm có… hoa anh đào! Ngay cả bài Nỗi buồn hoa phượng cũng “bị” nhại: Mỗi năm đến hè… thì tôi… nghỉ hè…! Một cách mà như kiểu nói Miền Nam là “Trớt hơ”! Những điều này càng cho thấy tính phổ biến ở nhiều sáng tác của nhạc sĩ Thanh Sơn và ông cũng không buồn phiền gì khi nghe những lời hát nhại này.

Một đời ông đam mê âm nhạc và sáng tác nhiều bài hát, được đông đảo công chúng mến mộ, song mai này chỉ mong người đời khi nhớ đến Thanh Sơn thì hãy nhớ về Nỗi buồn hoa phượng, ông tâm sự như thế.

Phụ lục:

Nhạc sĩ Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, sinh ngày 1/5/1938 tại Sóc Trăng, là thứ 10 trong một gia đình 12 anh chị em.

Những năm học tiểu học, ông được nhạc sĩ Võ Đức Phấn (em út của nhạc sĩ Võ Đức Thu nổi tiếng về tài dạy đàn ở Sài Gòn những năm 1950 – 1960) nhận làm học trò. Năm 1955, thầy Phấn qua đời, ông bắt đầu lên Sài Gòn kiếm sống, làm gia nhân cho ông Giám đốc Công ty Dầu lửa Quốc gia với đồng lương 150 đồng/tháng. Mê âm nhạc nên ông theo học lớp nhạc của nhạc sĩ Lê Thương. Công việc của ông thời đó là chép và kẻ khung nhạc.

Năm 1959, ông đăng ký dự thi cuộc thi Tuyển lựa ca sĩ của Đài Phát thanh Sài Gòn với ca khúc Chiều tàn (Lam Phương). Thí sinh Lê Văn Thiện với nghệ danh Thanh Sơn giành giải nhất, giải thưởng ông nhận được là một chiếc radio và cây đàn guitare.

Bắt đầu từ thành công đó, Thanh Sơn dấn thân vào nghiệp ca sĩ, khởi đầu đi hát trong ban nhạc Tiếng tơ đồng của nhạc sĩ Hoàng Trọng và hát cho Đài Phát thanh Sài Gòn. “Lương ngon lắm! Tôi hát cho ba ban trong đài, lãnh tiền theo từng bài, cộng lại tới 6.000 đồng/tháng, trong khi lương công chức lúc đó có 1.800 đồng thôi” – ông nhớ lại.

Từ năm 1960, ông bắt đầu sáng tác. Ông chọn đề tài về lứa tuổi học trò để nhớ về thời áo trắng, với ông, đó là thời gian đẹp nhất của cuộc đời. Bài hát đầu tiên ông viết là Tình học sinh. Sau khi được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ góp ý, hướng dẫn, ông gửi cho đài phát thanh và có rất nhiều ca sĩ hát ca khúc này trên sóng phát thanh thời ấy. (Nhạc sĩ Thanh Sơn cho biết, ông có hơn 200 bài hát ông viết về tuổi cắp sách đến trường. Trong đó có những ca khúc nổi tiếng như: Tình học sinh, Ba tháng tạ từ, Lưu bút ngày xanh, Hạ buồn và đặc sắc nhất là Nỗi buồn hoa phượng).

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Sơn - Người viết nhạc cho tuổi học  trò và quê hương Nam Bộ 

Năm 1963, nhạc sĩ Thanh Sơn bắt đầu bỏ hẳn nghiệp ca hát để chuyển sang sáng tác. Ngày đó mỗi tháng đi làm, chỉ được lãnh 150 đồng, nhưng tiền tác quyền của ông một tháng lên đến 6.000 đồng, giúp gia đình ông vượt qua nghèo khó. Ông nhờ vào tiền sáng tác mà mua nhà, mua xe, cưới vợ.

Năm 1973, nhận thấy âm hưởng dân ca Nam Bộ rất gần gũi với đời sống người lao động, dễ lan tỏa và sống mãi trong lòng người nghe, ông chuyển hướng sáng tác đề tài quê hương. Ca khúc ông viết đầu tiên về thể loại này là Ngợi ca quê hương. Từ đó đến nay, ông đã sáng tác hơn 200 ca khúc về đề tài quê hương, lấy chất liệu từ miền châu thổ sông Hậu và âm nhạc ngũ cung. Ông kể: “Tôi đã viết ca khúc về 26 tỉnh, thành miền Nam, trừ Tiền Giang chưa viết được vì hai chữ Tiền Giang đưa vào nhạc khó quá. Tôi sẽ cố gắng tìm cho ra cái tứ để ca ngợi mảnh đất Tiền Giang trong thời gian tới”. Có lẽ ông đang giữ kỷ lục là tác giả có nhiều bài hát sáng tác riêng về các địa danh nhất Việt Nam?

“Lập kỷ lục” như thế chắc ông phải có nhiều đơn đặt hàng và tiền tác quyền để viết “địa phương ca” lắm? Nhạc sĩ Thanh Sơn nhỏ nhẹ cười, lắc đầu: “Mấy khi tôi nhận được tiền từ các tỉnh, thành phố, mà có thì số tiền cũng chẳng là bao. Mình cầm chỉ là tượng trưng cho vui để thấy cái tình, sau đó tặng số tiền này lại cho người nghèo. Cái chính là tôi rất tự hào và yêu mến vùng quê hiền hòa, trù phú nơi mình sinh ra, lớn lên. Tôi muốn khoe với mọi người quê hương của tôi đẹp đẽ như thế, con người quê tôi chất phác, đôn hậu như thế; trước nhất là khoe với… vợ tôi!”. Lấy vợ người miền Trung, ông thường kể với người bạn đời về sự giàu đẹp, màu mỡ ở quê mình và hứa với bà ngày hòa bình sẽ đưa bà đi khắp vùng châu thổ. Nhiều năm sau, ông mới thực hiện được lời hứa với vợ, đồng thời khẳng định “mỗi chuyến đi qua mỗi vùng đất sẽ sáng tác một bài hát để kỷ niệm”. Cứ thế, Hành trình trên đất phù sa và nhiều bài hát về miền Tây theo bước chân đôi vợ chồng tiếp nối ra đời. Tính đến nay, gia tài ca khúc của nhạc sĩ Thanh Sơn có hơn 500 bài hát, 2/3 trong đó viết về quê hương, con người Nam Bộ.

Ca khúc "Mùa Hoa Anh Đào" của nhạc sĩ Thanh Sơn - Tình yêu như sắc hoa đào,  lúc đẹp nhất cũng là lúc phải lìa xa

Có một bài hát rất nổi tiếng của Thanh Sơn là Mùa Hoa Anh Đào. Dạo ấy, mới cưới nhau, trong một lần đi Đà Lạt, khi ngắm gương mặt nhỏ nhắn có nhiều nét như người Nhật của vợ, ông đã sáng tác bài hát này chứ chẳng có chút xíu dây mơ rễ má gì với loài hoa anh đào của Nhật Bản như nhiều người lầm tưởng.

Trải qua một ca mổ tim sinh tử cách đây mấy năm, điều mà ông mong muốn nhất là có đủ sức khỏe để tiếp tục sáng tác: “Tôi nghiên cứu kho tàng nhạc dân tộc mênh mông của nước mình, đặc biệt say mê vọng cổ, nhạc tài tử cải lương. Khi sáng tác tôi vay mượn, phát triển từ gốc âm nhạc Việt giàu có như bản Mẫu tầm tử, Trăng thu dạ khúc, câu hò, điệu lý dân ca… chứ không để nhạc mình lai tạp. Những gì tôi viết là đời sống thật bởi tuổi thơ của tôi từng cấy lúa, tắm sông, hái dừa, chèo thuyền… Tôi lại đi nhiều để thấy, để hiểu, để cảm được nhiều chứ không ngồi một chỗ tưởng tượng ra nên bài hát không giả tạo, từ đó không dễ quên với nhiều người nghe”.

 

Cao Vũ Huy Miên

Huỳnh Trúc Lập sưu tầm

Nhạc sĩ Thanh Sơn - Tác giả

 

 

 

 

Chỉnh sửa lần cuối vào %AM, %17 %212 %2022 %00:%05
back to top